Cuộc đấu quyền lực giữa Nissan và Renault sau khi Ghosn rời Nissan

17/12/2018, 03:07

TCDN -

Với việc bắt giữ Carlos Ghosn, giờ đây, liên minh của Renault, Nissan Motor và Mitsubishi Motors phải tìm cách duy trì hoạt động mà không có người lãnh đạo.

Cuộc đấu quyền lực giữa Nissan và Renault sau khi Ghosn rời Nissan

Với việc bắt giữ Carlos Ghosn, giờ đây, liên minh của Renault, Nissan Motor và Mitsubishi Motors phải tìm cách duy trì hoạt động mà không có người lãnh đạo

"Chúng tôi đang cố gắng tránh những tác động đến mối quan hệ đối tác của ba công ty", Giám đốc điều hành Nissan, Hiroto Saikawa cho biết trong cuộc họp báo tối 10/12.

Mitsubishi Motors cho biết họ có kế hoạch loại bỏ Ghosn khỏi ghế chủ tịch. Hãng xe Pháp Renault cũng dự kiến ​​sẽ tổ chức một cuộc họp hội đồng quản trị vào hôm nay (17/12) để quyết định cách đối phó với Ghosn.

Lãnh đạo của Renault đã "thừa nhận nội dung thông cáo báo chí của Nissan".

Không công ty nào trong liên minh nắm giữ phần lớn cổ phần của nhau. Chính phủ Pháp muốn tăng cường ảnh hưởng của Renault, do vậy hồi tháng 6/2018, đã chấp thuận bổ nhiệm lại ông Ghosn giữ chức CEO vào năm 2022 với điều kiện ông sẽ thiết lập một khuôn khổ nhất định cho quan hệ đối tác.

Nhưng trên thực tế, Renault đã chiếm phần lớn lợi nhuận của Nissan và gây ra sự thất vọng tại công ty Nhật Bản. Nissan chiếm khoảng một nửa lợi nhuận ròng của nhà sản xuất ô tô Pháp trong năm 2017 và đã đóng góp hơn 50% lợi nhuận trong nhiều năm qua.

"Có thể có nhiều bất đồng hơn về chiến lược và các cuộc đấu tranh quyền lực sẽ gia tăng giữa ba công ty. Ghosn là người đề xuất ý tưởng thành lập liên minh. Các cuộc thảo luận về cách tái cấu trúc có thể sẽ hỗn loạn vì Ghosn đã bị bắt giữ", Takaki Nak, Viện nghiên cứu Nak nói.

Ba nhà sản xuất: Renault, Nissan Motor và Mitsubishi Motors đã lên kế hoạch bán 14 triệu ô tô vào năm 2022, tăng khoảng 40% so với mức hiện tại và tăng gấp đôi, lên 10 tỷ euro (11,5 tỷ USD) mỗi năm. Việc bắt giữ người sáng lập và kiến ​​trúc sư trưởng của liên minh sẽ có tác động vô cùng lớn đối với kế hoạch này.

Liên minh được xây dựng dựa trên những quy tắc khác thường. Trụ sở của liên minh được đặt tại Amsterdam thông qua Renault-Nissan BV, một liên doanh 50-50 giữa các nhà sản xuất ô tô Pháp và Nhật Bản. RNBV chịu trách nhiệm về các chiến lược trung hạn và dài hạn cho liên minh và quyết định cách phân bổ nguồn lực giữa ba công ty.

Đó là một công ty cổ phần do Ghosn lãnh đạo.

"Ghosn đã thu thập quyền lực xung quanh mình và tạo ra một nền tảng không thể hoạt động mà không có anh ta", một giám đốc điều hành kỳ cựu tại Nissan cho biết.

"Quá nhiều quyền hạn tập trung ở một người", Saikawa nói hôm 10/12.

Nissan và Renault đã chơi trò kéo co trong quá khứ. Chẳng hạn, chính phủ Pháp, cổ đông lớn nhất của Renault, đã tìm cách giành quyền phủ quyết tại cả hai nhà sản xuất ô tô vào năm 2015 khi Pháp đưa ra luật Florange.

Chỉ khi các cuộc thảo luận ngày càng trở nên căng thẳng, chính phủ Pháp mới đồng ý không can thiệp vào các quyết định quản lý của Nissan.

Ghosn đã cố gắng tăng cường hợp tác song song với việc duy trì sự độc lập của mỗi công ty. Dưới sự lãnh đạo mới, điều này có thể thay đổi.

Ở thời điểm này, việc duy trì liên minh là cần thiết để ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của ngành công nghiệp ô tô, với các công nghệ tự lái và điện khí hóa.

Tuy nhiên, liên minh này phải tự tìm đường mà không có người lãnh đạo.

Theo Vietnamfinance

Bạn đang đọc bài viết Cuộc đấu quyền lực giữa Nissan và Renault sau khi Ghosn rời Nissan tại chuyên mục Vấn đề hội nhập của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận