Giải pháp nhằm đổi mới cơ chế, chính sách quản lý hoạt động thoái vốn nhà nước

30/11/2018, 04:11

TCDN -

Thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn nhà nước) tại doanh nghiệp là hoạt động nằm trong tổng thể cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định tại Chương IV Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (số 69/2014/QH13).

Có 03 hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm: (i) Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp; (ii) Chuyển giao quyền đại diện chủ sở Thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn nhà nước) tại doanh nghiệp là hoạt động nằm trong tổng thể cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định tại Chương IV Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (số 69/2014/QH13). Có 03 hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm: (i) Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp; (ii) Chuyển giao quyền đại diện chủ sở nghiệp để tái đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thu hút nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nội dung quy định tại Luật số 69/2014/QH13, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP hay các công văn số 991/TTg-ĐMDN, Quyết định số 1232/QĐ-TTg không nêu cụ thể quan điểm, mục tiêu đối với hoạt động thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể, để từ đó có căn cứ, cơ sở, định hướng rõ ràng trong việc thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Để đẩy nhanh quá trình chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cần có quan điểm, nhận thức đầy đủ và nhất quán để tạo điều kiện thuận lợi, thống nhất trong quá trình triển khai xây dựng cơ chế chí́nh sách và tổ chức thực hiện. Các quan điểm, nhận thức mới đề xuất bao gồm:
  1. Đảm bảo hài hòa lợi í́ch giữa các bên trong quá trình thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Có ba bên liên quan chí́nh đến quá trình thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm: bên bán (Nhà nước), bên mua (nhà đầu tư) và đối tượng mua bán (doanh nghiệp). Đảm bảo hài hòa lợi í́ch giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư là quan điểm lớn, khác với quan điểm tối đa hóa lợi í́ch của Nhà nước trong quá trình thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp hiện nay đang được áp dụng trong một số trường hợp. Với quan điểm tối đa hóa lợi í́ch của Nhà nước, cổ đông Nhà nước với vai trò là bên bán sẽ có xu hướng định giá cao và cố gắng bán cao nhất có thể khi tổ chức thực hiện giao dịch chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cách tiếp cận hạn chế là lợi í́ch được xét tới là lợi í́ch tài chí́nh, số tiền Nhà nước thu được khi thực hiện chuyển nhượng vốn. Cách nhìn nhận này không toàn diện và mang tí́nh ngắn hạn.

Cổ đông nhà nước đóng nhiều vai trò và có nhiều lợi í́ch đối với các doanh nghiệp trong hoạt động thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trường hợp chỉ xác định Nhà nước tối đa hóa lợi í́ch khi bán vốn thì vai trò của cổ đông Nhà nước đơn thuần như một nhà đầu tư tài chí́nh, do đó cần đảm bảo hài hòa lợi í́ch giữa các bên trong quá trình thực hiện bán vốn Nhà nước, cụ thể:

a. Đối với mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp:

Việc thoái vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp là cơ hội cho các cổ đông khác thay thế cổ đông Nhà nước tham gia, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Mỗi cổ đông có vai trò, năng lực khác nhau và có giá trị khác nhau đối với doanh nghiệp. Đặc biệt là sự phù hợp với chiến lược phát triển trung và dài hạn của doanh nghiệp sau khi Nhà nước thực hiện thoái vốn. Khác với các cá nhân, tổ chức khác tham gia thị trường, Nhà nước có lợi í́ch trực tiếp từ việc doanh nghiệp tiếp tục phát triển mạnh sau khi nhà nước thoái vốn như lợi í́ch từ đóng góp tăng trưởng GDP, tạo việc làm, đóng thuế của doanh nghiệp, do đó phải đảm bảo hài hòa lợi í́ch của Nhà nước và doanh nghiệp. Lợi í́ch của doanh nghiệp cụ thể gồm: (i) sự phù hợp về quan điểm phát triển doanh nghiệp của các cổ đông mới đối với chiến lược phát triển trung, dài hạn của doanh nghiệp; (ii) khả năng hỗ trợ của cổ đông mới đối với doanh nghiệp trong quá trình triển khai chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nội dung này cần đặc biệt lưu ý, cân nhắc cụ thể thấu đáo trong trường hợp bán đấu giá trọn lô cổ phần của Nhà nước tại doanh nghiệp. Cổ đông mới sau khi mua thường sẽ có quyền phủ quyền, chi phối đối với hoạt động của doanh nghiệp. Điển hình như trường hợp SCIC bán 29% vốn điều lệ tại CTCP Nhựa Bình Minh năm 2018 cho Công ty Nawaplastic Industries, công ty con của Tập đoàn Siam Cement Group (Thái Lan). Nawaplastic hiện đang là cổ đông chiến lược hoạt động cùng ngành với CTCP Nhựa Bình Minh; có năng lực, kinh nghiệm, công nghệ, thị trường để hỗ trợ tí́ch cực cho CTCP Nhựa Bình Minh phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Ở thương vụ bán vốn này, lợi í́ch Nhà nước và doanh nghiệp đã được đảm bảo hài hòa trong quá trình bán vốn của Nhà nước.

Nếu không cân nhắc, xem xét và ràng buộc pháp lý chặt chẽ đối với cổ đông mới, việc có sự tham gia của cổ đông mới có quyền chi phối có thể gây ra những mâu thuẫn đối với các nhóm cổ đông cũ hoặc hoạt động thâu tóm mang tí́nh thù địch dẫn đến cản trở, phá hủy sự phát triển của doanh nghiệp sau khi Nhà nước thoái vốn. Trên thực tế đã có một số trường hợp, cổ đông của doanh nghiệp, người lao động của doanh nghiệp khiếu nại, khiếu kiện kéo dài do những hệ lụy sau khi Nhà nước thoái vốn.

b. Đối với mối quan hệ giữa Nhà nước và nhà đầu tư

Các nhà đầu tư là bên mua trong giao dịch thoái vốn của Nhà nước (bên bán). Việc đảm bảo hài hòa lợi í́ch trong giao dịch giữa bên mua và bên bán là cơ sở cho sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán, thị trường vốn, trên nguyên tắc win-win, hai bên cùng có lợi. Ví́ dụ điển hình như việc áp dụng phương thức đấu giá hiện nay. Phương pháp này giúp tối đa hóa lợi í́ch cho bên bán trong giao dịch do cổ phần là một loại hàng hóa đặc biệt, có số lượng hạn chế tại thời điểm nhất định. Tại thời điểm đấu giá, với phương thức xét đấu giá thành công theo mức giá trả từ trên xuống, các nhà đầu tư (bên mua) muốn thắng đấu giá sẽ phải trả mức giá cao nhất, dẫn đến tình trạng giá trúng đấu giá sẽ được đẩy lên cao so với giá khởi điểm (đặc biệt đối với doanh nghiệp tốt) và sau khi đấu, giá cổ phiếu thường có xu hướng rớt giá, trong một số trường hợp cổ phiếu mất thanh khoản do bị giảm giá sâu. Phương thức đấu giá không đảm bảo hài hòa lợi í́ch giữa bên mua và bên bán. Bên mua thường bị “thiệt hại” do giá cổ phiếu giảm mạnh sau khi mua đấu giá. Điển hình như các thương vụ bán vốn lớn nhà nước trong năm 2016, 2017 tại Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), hay thực hiện cổ phần hóa 3 “ông lớn” trực thuộc Tập đoàn Dầu khí́ Việt Nam (PVN) là Tổng công ty Điện lực Dầu khí́ Việt Nam (PV Power, mã POW) cùng với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL, mã OIL). Giá cổ phiếu thường giảm mạnh sau khi Nhà nước tổ chức bán đấu giá thành công, thấp hơn nhiều so với mức giá các nhà đầu tư đã mua trúng giá đấu. Tương tự như Việt Nam, giai đoạn năm 1989 phần lớn các thương vụ bán vốn nhà nước tại Nhật Bản được áp dụng phương pháp đấu giá và gặp vấn đề khó khăn tương tự nêu trên. Từ tháng 9/1997, Nhật Bản chuyển hoàn toàn sang phương dựng sổ để bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và giá cổ phiếu thường có xu hướng tăng so với giá chào bán công khai sau khi Nhà nước thực hiện bán vốn. Chức năng, vai trò của sự phát triển của thị trường chứng khoán là yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia; đồng thời, việc đảm bảo hài hòa lợi í́ch của các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch với Nhà nước là yếu tố quyết định cho việc bán vốn thuận lợi của Nhà nước ở các thương vụ tiếp theo. Do đó, cần có quan điểm mới để đảm bảo hài hòa giữa lợi í́ch của Nhà nước và nhà đầu tư tham gia mua cổ phần của Nhà nước khi Nhà nước thoái vốn.
  1. Đảm bảo nguyên tắc thị trường trong quá trình thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nguyên tắc thị trường cần được ưu tiên, quán triệt, áp dụng trong tất cả các khâu thoái vốn của Nhà nước, từ xây dựng lộ trình bán vốn, kế hoạch bán vốn, xác định giá khởi điểm, thực hiện phương thức bán vốn. Hiện nay, một số hoạt động thoái vốn của Nhà nước mang tí́nh chất “chủ quan, duy ý chí́” của bên Bán, cụ thể:

a. Xây dựng lộ trình cổ phần hóa, bán vốn

Việc xây dựng lộ trình cổ phần hóa, bán vốn (hiện được quy định tại công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 1232/QĐ-TTg) được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, đề xuất kiến nghị của các Cơ quan đại diện chủ sở hữu (các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trên cơ sở các tiêu chí́ phân loại doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg, không cân nhắc tới yếu tố thị trường trong việc xây dựng cũng như tổ chức triển khai kế hoạch, lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn. Vì vậy, thay đổi cách tiếp cận bán vốn nhà nước dưới dạng “nguyên liệu thô” sang bán hàng “chất lượng cao” đối với nhóm doanh nghiệp có quy mô và hiệu quả dẫn đầu ngành nghề, lĩnh vực hoạt động; có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Đối với nhóm doanh nghiệp có khả năng tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động thì thực hiện bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã được tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động (hoạt động có kết quả, mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến đã được áp dụng). Cơ chế hiện nay không thực hiện phân loại doanh nghiệp nhà nước trước khi thực hiện bán vốn, không gắn với thực trạng và tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, dẫn đến không có chiến lược bán vốn phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể. Việc xây dựng và phê duyệt phương án bán vốn (gồm: lựa chọn hình thức bán, giá khởi điểm, thời điểm bán) phải đảm bảo hài hòa lợi í́ch của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đặc biệt trong trường hợp áp dụng phương thức bán trọn lô cổ phần.

Ví́ dụ như đối với SCIC, căn cứ Quyết định số 46/QĐ-ĐTKDV. HĐTV ngày 12/9/2014 của HĐTV SCIC về việc phê duyệt Tiêu chí́ phân loại doanh nghiệp có vốn đầu tư, SCIC phân loại các doanh nghiệp đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thành 02 nhóm:
  • Nhóm A là nhóm các doanh nghiệp nằm trong chiến lược nắm giữ, đầu tư dài hạn của SCIC và các doanh nghiệp tạm thời phải nắm giữ vốn theo quy định của Thủ tướng Chí́nh phủ, gồm: (i) Nhóm A1: Các doanh nghiệp sẽ được SCIC chủ động giữ lại để đầu tư dài hạn; (ii) Nhóm A2 - Các doanh nghiệp SCIC nắm giữ 100% vốn; có cổ phần, vốn góp chi phối và thực hiện cổ phần hóa.
  • Nhóm B là nhóm các doanh nghiệp đầu tư linh hoạt của SCIC gồm: (i) Nhóm B1 - Các doanh nghiệp cần cơ cấu lại để nâng cao giá trị vốn đầu tư trước khi bán hết vốn; (ii) Nhóm B2 - Các doanh nghiệp cần triển khai bán hết vốn.

Các tiêu chí́ để phân loại doanh nghiệp vào các nhóm A1, A2, B1, B2 gồm: ngành nghề, lĩnh vực hoạt động; quy mô, hiệu quả hoạt động; tiềm năng, triển vọng phát triển của doanh nghiệp; tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đến 30/6/2018, danh mục doanh nghiệp của SCIC gồm 136 doanh nghiệp với giá trị vốn nhà nước gần 19.572 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 81.580 tỷ đồng. Trong đó có: 22 doanh nghiệp nhóm A1 chiếm tỷ trọng 64% giá trị vốn nhà nước, 09 doanh nghiệp nhóm A2 chiếm tỷ trọng 1,22% giá trị vốn nhà nước, 33 doanh nghiệp nhóm B1 chiếm tỷ trọng 25,6% giá trị vốn nhà nước và 72 doanh nghiệp nhóm B2 chiếm tỷ trọng 9,3% giá trị vốn nhà nước.

Phương pháp tiếp cận trên cần được áp dụng trong việc Chí́nh phủ xây dựng lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nội dung này hiện được cụ thể tại công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 1232/QĐ-TTg. Các doanh nghiệp nằm trong danh sách cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 và giai đoạn tiếp theo cần được phân loại theo nhóm và có chiến lược bán vốn cho phù hợp để đảm bảo hiệu quả cổ phần hóa, thoái vốn. Chủ trương chung là thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp gồm cả các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả để thu gọn quy mô, lĩnh vực của khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước là chủ trương phù hợp, xuyên suốt quá trình cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời điểm bán vốn, cách thức thực hiện bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần được xem xét, cân nhắc để xây dựng chiến lược bán vốn phù hợp cho từng doanh nghiệp; tránh tình trạng bán vốn ồ ạt cùng một thời điểm, không cân nhắc, xem xét đến cầu của thị trường, làm giảm hiệu quả bán vốn của nhà nước. Việc phân loại doanh nghiệp có vốn nhà nước có thể được phân thành 03 nhóm: (i) Nhóm A: các doanh nghiệp đầu ngành, có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả và còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn và dài hạn, Nhà nước sẽ xem xét việc thực hiện bán vốn tại giai đoạn sau; (ii) Nhóm B: các doanh nghiệp có khả năng tái cơ cấu và cần cơ cấu lại, Nhà nước sẽ thực hiện bán vốn sau khi hết giai đoạn tái cơ cấu (tối đa là 05 năm); (iii) Nhóm C: các doanh nghiệp còn lại, Nhà nước tổ chức triển khai bán hết vốn ngay. Nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị của doanh nghiệp nhóm B thực hiện tập trung vào 03 nội dung chí́nh: (i) chuyển đổi mô hình hoạt động sang CTCP; (ii) tăng cường công khai minh bạch và nâng cao chức năng giám sát đối với hoạt động của DNNN; (iii) áp dụng các nguyên tắc quản trị theo thông lệ quốc tế.

b. Về phương pháp xác định giá khởi điểm


Các quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP liên quan đến việc xác định giá khởi điểm theo hướng áp dụng phương pháp tài sản (yêu cầu bắt buộc phải tí́nh bổ sung một số giá trị tài sản vào giá khởi điểm). Phương pháp tài sản là phương pháp ước tí́nh giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của tổng tài sản của doanh nghiệp dựa trên cở sở cách tiếp cận từ chi phí́ (giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp).

Đây là phương pháp í́t mang tí́nh thị trường nhất nhưng được ưu tiên áp dụng và là cơ sở tham chiếu đối với các phương pháp khác. Ví́ dụ như khoản 2 Điều 22 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP quy định giá trị doanh nghiệp và giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp và giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản. Trong khi đó, giá trị cổ phần/cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán thường có sự sai lệnh lớn với giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Việc áp dụng phương pháp tài sản dẫn tới việc định giá trị cổ phần của nhà nước có sự khác biệt lớn với giá trị của cổ phần do thị trường định giá dẫn đến tổ chức đấu giá thất bại khi giá khởi điểm được định giá quá cao so với mức giá thị trường. Đồng thời, so với các phương pháp còn lại, phương pháp tài sản là phương pháp nhiều thời gian thực hiện và chi phí́ thực hiện nhất; trong một số trường hợp còn phát sinh thêm thủ tục đấu thầu để lựa chọn công ty tư vấn thẩm định giá do giá trị hợp đồng lớn. Ví́ dụ như trường hợp SCIC tổ chức bán vốn tại Tập đoàn Bảo Việt (BVH) trong năm 2018, SCIC đã thu thập 03 báo giá của Công ty thẩm định giá. Kết quả thư chào giá 03 Công ty chào giá giao động từ 198 triệu đồng đến 7,5 tỷ đồng tùy thuộc vào phương pháp triển khai xác định giá khởi điểm, cụ thể: (i) Phương án 1: các Công ty tư vấn sử dụng nhóm phương pháp, trong đó có phương pháp tài sản. Giá cung cấp dịch vụ định giá theo phương pháp này sẽ vượt quá 500 triệu đồng và SCIC sẽ phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu dẫn đến kéo dài thời gian bán vốn; (ii) Phương án 2: Các Công ty tư vấn sử dụng các nhóm phương pháp mà trong đó không có phương pháp tài sản gồm các phương pháp tỷ số bình quân (P/E, P/B), phương pháp chiết khấu dòng tiền và phương pháp giá giao dịch. Đối với phương pháp này thời gian thực hiện ngắn, chi phí́ thẩm định giá thấp hơn phương pháp tài sản. Giá trị hợp đồng tư vấn trong trường hợp này sẽ dưới 500 triệu đồng và SCIC có thể thực hiện chỉ định thầu theo quy định.

Tại tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 về thẩm định giá doanh nghiệp (ban hành kèm theo Thông tư số 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017) quy định 03 cách tiếp cận từ thị trường (giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp tương tự hoặc giống hệt với doanh nghiệp cần thẩm định giá), cách tiếp cận từ chi phí́, cách tiếp cận từ thu nhập (giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua việc quy đổi dòng thu nhập thuần có được trong tương lai về giá trị hiện tại). Do đó, cần thay đổi quan điểm để đẩy nhanh quá trình thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ưu tiếp cách tiếp cận từ thị trường và các tiếp cận từ thu nhập (cách tiếp cận từ góc độ nhà đầu tư - người mua).

c. Nhà nước cần chấp nhận rủi ro kinh doanh khi đầu tư vốn vào các doanh nghiệp và để doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường (có lỗ có lãi - không đề ra những yêu cầu bắt buộc phi thị trường như hằng năm phải bảo toàn vốn và luôn đảm bảo tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận so với năm trước), bình đẳng như mọi thành phần kinh tế khác.

Thoái vốn là bước cuối cùng của quá trình quản lý vốn Nhà nước gồm: (i) Đầu tư vốn, (ii) Quản lý sử dụng vốn và (iii) Thoái vốn. Các vấn đề tiêu cực như lãng phí́, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp có thể đã xảy ra ở giai đoạn đầu tư hoặc giai đoạn quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Giá trị Nhà nước thu được từ hoạt động bán vốn chỉ có thể đảm bảo thu hồi được giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo giá thị trường. Yêu cầu việc thoái vốn theo hướng phải thu hồi đủ số vốn đầu tư của Nhà nước vào doanh nghiệp, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong trường hợp chuyển nhượng vốn dưới mệnh giá trong khi giai đoạn đầu tư hoặc giai đoạn doanh nghiệp hoạt động đã để xảy ra tình trạng thất thoát, lãnh phí́ vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Đồng thời với nguyên tắc bán vốn nhà nước theo giá thị trường, để đảm bảo hiệu quả bán vốn cần giảm đầu mối tổ chức thực hiện, đảm bảo công tác bán vốn được thực hiện chuyên nghiệp, bài bản, công khai, minh bạch và được giám sát chặt chẽ; chuyên nghiệp hóa để tối đa giá trị thu về từ thoái vốn.

Cơ chế hiện nay cho phép tất cả các Cơ quan đại diện chủ sở hữu gồm các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thực hiện bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Điều này dẫn tới nhiều đầu mối trong quá trình triển khai thực hiện bán vốn, thiếu chuyên nghiệp do không thực hiện thường xuyên và không có bộ phận chuyên môn để đảm nhiệm công việc. Ngày 29/9/2018, Nghị định số 131/2018/ NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban quản lý vốn nhà nước (Ủy ban) đã được Chí́nh phủ ban hành, theo đó Ủy ban sẽ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước lớn (trong đó có Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước - SCIC). Đây là bước đi quan trọng của Chí́nh phủ theo chủ trương của Đảng và Nhà nước để thống nhất thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, chuyên nghiệp hóa trong quá trình thực hiện.

Trong việc triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN, sau hơn 11 năm được thành lập và hoạt động, SCIC được xem là một trong những đơn vị đi đầu với kết quả thoái vốn tại các doanh nghiệp trong danh mục Nhà nước không cần nắm giữ hoặc chi phối đạt hiệu quả cao. SCIC thực hiện việc thoái vốn với quá trình chuyên nghiệp, từ định giá đến tổ chức đấu giá, khớp lệnh, giao dịch ngoài sàn, thỏa thuận, chào bán cạnh tranh, bán cả lô... Do đó, cùng với sự ra đời của Ủy ban, hoạt động thoái vốn nhà nước cần quan điểm mới để nâng cao hiệu quả bán vốn, chuyên nghiệp hóa và tăng cường hoạt động giám sát, theo đó, cần sửa đổi quy định theo hướng chỉ duy nhất Ủy ban và SCIC là 02 cấp ​có thẩm quyền xem xét, quyết định, tổ chức triển khai việc bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cụ thể: (i) Ủy ban quyết định việc bán vốn tại các doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban; (ii) SCIC quyết định việc bán vốn tại các doanh nghiệp do SCIC là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Các Bộ, ngành, địa phương không tiếp tục thực hiện việc bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Việc giảm đầu mối từ hằng trăm đơn vị xuống còn 02 đơn vị thực hiện việc thoái vốn nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng kế hoạch và lộ trình bán vốn cho phù hợp với biến động của thị trường; chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức triển khai bán vốn; tăng cường công bố thông tin, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện; thuận lợi trong quá trình giám sát của các cơ quan liên quan. Nội dung này cần thực hiện cùng với việc đôn đốc các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nghiêm việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC theo quy định tại Nghị định số 151/2013/NĐ-CP, Nghị định số 147/2017/NĐ-CP và Nghị định số 148/2017/NĐ-CP. Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương chỉ giữ lại các công ty nông, lâm nghiệp; doanh nghiệp hoạt động chủ yếu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công í́ch; doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xổ số kiến thiết và một số doanh nghiệp đặc thù khác theo quyết định của Thủ tướng Chí́nh phủ. Như vậy, sau khi làm tốt công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC theo quy định, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ không phải thực hiện công tác cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Báo in Tạp chí TCDN Tháng 11/2018
Bạn đang đọc bài viết Giải pháp nhằm đổi mới cơ chế, chính sách quản lý hoạt động thoái vốn nhà nước tại chuyên mục Thoái vốn của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận