Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cho công tác xử lý nợ xấu thông qua hoạt động mua bán nợ

29/11/2018, 10:45

TCDN -

Xử lý nợ xấu là một trong những thành công nổi bật trong quá trình tái cơ cấy Tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 - 2015. Theo công bố của Ngân hàng nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2015 ở mức 2,55% (tương đương khoảng 132.000 tỷ đồng), tuy nhiên con số này chưa phản ánh chính xác. Con số chính xác cần cộng thêm số nợ đã mua nhưng chưa xử lý được của Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) và cả số nợ đang ở nhóm 1 - 2 nhưng về bản chất đã là nợ xấu.

Theo ước tính, con số tỷ lệ nợ xấu chính xác hiện nay đã có thể ở mức 10 - 12%. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, cho thấy để xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hoạt động mua bán nợ là đặc biệt quan trọng.

Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, hoạt động mua bán nợ đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách và đặc biệt là thiếu một thị trường mua bán nợ tập trung. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích những vấn đề khó khăn hạn chế của hoạt động mua bán nợ của Việt Nam (trong khung pháp lý, về các yếu tố hỗ trợ, về xử lý tài sản) từ đó đề xuất một số điểm bổ sung/ chỉnh sửa trong khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt động này trong thời gian tới.

Thực trạng khuôn khổ pháp luật và những vướng mắc trong phát triển hoạt động mua bán nợ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay

Những nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động mua bán nợ hiện nay trong hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng gồm:

- Về khung pháp lý

Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán nợ đã có nhưng chưa hoàn chỉnh và chưa phát huy được vai trò hỗ trợ cho thị trường. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng để điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá nói chung và mua bán nợ nói riêng.

Tuy nhiên:

(*) Các quy định điều chỉnh hoạt động của các chủ thể tham gia mua bán nợ hiện nằm rải rác tại các văn bản khác nhau, bao gồm các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư của các Bộ: (i) Với TCTD là Thông tư Số 09/2015/TT - NHNN (thay thế Quyết định Số 59/2006/QĐ - NHNN); (ii) với VAMC là Nghị định Số 53/2013/ NĐ - CP, Thông tư Số 19/2013/TT - NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung; (iii) với Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) là Quyết định Số 109/2003/QĐ - TTg; và (iv) với các công ty quản lý tài sản (AMC) của các NHTM là Quyết định số 150/2001/QĐ - TTg, Quyết định 1389/2001/QĐ - NHNN, Quyết định Số 1390/2001/QĐ - NHNN.

(**) Thiếu cơ sở định giá khoản vay: Thông tư Số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chí́nh với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp quy định hoạt động mua bán nợ được thực hiện dưới 02 hình thức:

(i) Mua bán nợ theo thỏa thuận và mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chí́nh phủ. Phương thức mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng chỉ áp dụng cho DATC với giá cả mua bán sẽ do các cơ quan quản lý có liên quan xem xét, xây dựng và trình Thủ tướng quyết định; và (ii) Các doanh nghiệp mua bán nợ khác áp dụng phương pháp mua bán nợ theo giá thỏa thuận. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một hệ thống cơ sở xác định giá trị khoản nợ, làm cơ sở để bên mua và bên bán tham khảo. Điều này dẫn đến tình trạng bên bán, đặc biệt là các ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn Nhà nước chi phối không dám quyết định bán nợ do lo ngại mức giá đưa ra mang tí́nh chủ quan và giá bán thường thấp hơn nhiều so với giá trị khoản nợ.

- Về các yếu tố khác hỗ trợ sự phát triển của hoạt động

(*) Thiếu các nhà môi giới chuyên nghiệp: Vai trò của các nhà môi giới chuyên nghiệp là quan trọng. Đây là đội ngũ nắm giữ toàn bộ các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa của thị trường, đầu mối sắp xếp cho bên mua, bên bán gặp nhau để đẩy nhanh quá trình thực hiện giao dịch và một vai trò quan trọng nữa là thực hiện thủ tục mua bán một cách chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho giao dịch. Thị trường mua bán nợ tại Việt Nam hiện đang thiếu đội ngũ các nhà môi giới này.

(**) Thiếu vai trò của nhà quản lý thị trường: Nhà nước chưa có sự phân giao cụ thể cho một cơ quan (Bộ Tài chí́nh hay NHNN) có trách nhiệm quản lý thị trường mua bán nợ. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu sự quản lý sát sao của Nhà nước đối với thị trường, không có cơ quan đầu mối hoạch định cơ chế, chí́nh sách cho việc phát triển thị trường.

(***) Các thông tin liên quan đến dư nợ của các khách hàng tại các TCTD còn thiếu công khai, minh bạch nên gây khó khăn cho các bên có nhu cầu mua nợ trong việc tiếp cận, tìm hiểu để đặt vấn đề mua nợ.


- Những khó khăn vướng mắc khi xử lý nợ đã mua

Thực trạng công tác xử lý nợ còn nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chí́nh sách, quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

(*) Về quản lý, xử lý tài sản bảo đảm (TSĐB)
  • Về quản lý TSBĐ: Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định Số 63/2006/NĐ - CP quy định đối với TSBĐ là “tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông, thì bên thế chấp giữ bản chí́nh Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu l c”. Quy định này gây khó khăn cho các TCTD trong việc quản lý TSBĐ, dễ dẫn đến tình trạng bên bảo đảm chuyển nhượng, tẩu tán gây thất thoát tài sản.
  • Xử lý TSBĐ trong một số trường hợp pháp luật chưa có quy định cụ thể: Pháp luật chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể đối với một số loại tài sản đã hình thành nhưng chưa đủ hồ sơ pháp lý hoặc có sai lệch với hồ sơ pháp lý ban đầu (như sai lệch về diện tí́ch đất). Vấn đề này gây khó khăn cho các TCTD khi thực hiện phát mại tài sản hay trong giai đoạn thi hành án. Khó khăn, vướng mắc này cũng tương tự trong trường hợp xử lý TSBĐ là dự án đầu tư, TCTD phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm khi xử lý TSBĐ đồng thời phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư trong quá trình chuyển nhượng, dẫn đến sự không thống nhất về trình tự xử lý TSBĐ.
  • Xử lý TSBĐ là tài sản duy nhất của bên bảo đảm: Nhiều trường hợp TSBĐ (quyền sử dụng đất, nhà ở) là tài sản duy nhất của bên bảo đảm đang sinh sống, hoàn cảnh bên bảo đảm khó khăn, bệnh tật, hộ nghèo,... Khi TCTD đề nghị chí́nh quyền địa phương hỗ trợ trong việc thu giữ TSBĐ phức tạp do điểm b mục 2 Điều 63 Nghị định số 163/2006/ NĐ-CP quy định khi thu giữ tài sản, người xử lý tài sản “không được áp dụng các biện pháp trái với đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm”.
  • Xử lý TSBĐ của doanh nghiệp không có người đại diện: Hiện nay, nhiều trường hợp doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật (do phải chấp hành hình phạt tù, do tranh chấp trong nội bộ công ty,…) dẫn đến việc TCTD không thể xử lý được TSBĐ hoặc không khởi kiện được do doanh nghiệp không có người đại diện để tham gia tố tụng.
  • Xử lý TSBĐ là vật chứng, TSBĐ trong vụ án hình sự : Việc xử lý TSBĐ là vật chứng được quy định tại Thông tư liên tịch số 06/1998/ TTLT ngày 24/10/1998 của Toà án nhân dân tối cao - VKSND tối cao - Bộ Công an - Bộ Tài chí́nh - Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, TTLT 06/1998 được ban hành để hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 1985 và Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 1988 (02 văn bản này đã hết hiệu lực thi hành và được thay thế bởi văn bản khác), hiện nay vẫn chưa có văn bản thay thế để hướng dẫn cụ thể.
(**) Về xử lý nợ xấu thông qua Tòa án
  • Việc xác định địa chỉ của người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC quy định đơn khởi kiện phải ghi đầy đủ địa chỉ của người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, thực tế một số Tòa án cấp huyện yêu cầu TCTD phải cung cấp xác nhận của cơ quan chí́nh quyền về địa chỉ của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu TCTD không cung cấp được xác nhận địa chỉ nêu trên, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện, không thụ lý vụ án.
  • Thời hạn giải quyết vụ án: Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, thời hạn chuẩn bị xét xử của một vụ án dân sự là từ 04 - 06 tháng, tuy nhiên thực tế quá trình giải quyết tại Tòa án thường tốn nhiều thời gian, chi phí́ của các TCTD. Nhiều vụ việc Tòa án đã nhận được Đơn khởi kiện hợp lệ nhưng không có bất kỳ thông báo, phản hồi nào cho các TCTD.
  • Việc hình sự hóa các quan hệ tí́n dụng trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân khiến công tác xử lý và thu hồi nợ tại các TCTD, cụ thể là các cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp xử lý nợ còn dè dặt, hạn chế.
(***) Về xử lý nợ xấu trong giai đoạn thi hành án
  • Thời hạn thi hành án: Tương tự như thời hạn giải quyết vụ án tại Tòa án, mặc dù pháp luật về thi hành án đã có quy định cụ thể về thời hạn trả lời đơn yêu cầu thi hành án, ra quyết định thi hành án, cưỡng chế thi hành án,… nhưng thực tế việc thi hành án thường mất nhiều thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, khả năng thu hồi nợ của các TCTD.
  • Xử lý tài sản của người phải thi hành án: Pháp luật chưa có quy định cụ thể về mức độ ưu tiên của TSBĐ và tài sản của người phải thi hành án, dẫn đến một số cơ quan thi hành án còn lúng túng về thứ tự xử lý tài sản trong trường hợp TSBĐ là của bên thứ ba.

Giải pháp thúc đẩy hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam

- Tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong cơ chế, chính sách pháp luật đối với hoạt động xử lý, thu hồi nợ xấu.
  • Nhà nước cần đảm bảo chủ trương không hình sự hóa các quan hệ tí́n dụng để các TCTD, cán bộ xử lý nợ có thể yên tâm thực hiện công tác thu hồi nợ.
  • Các cơ quan tiến hành tố tụng cần có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, chấn chỉnh các cơ quan cấp dưới về việc nhận đơn, giải quyết vụ việc theo khó khăn, vướng mắc được nêu cụ thể tại Mục 2.1 của bài viết.
  • Pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể trong các trường hợp xử lý TSBĐ là dự án đầu tư, xử lý TSBĐ có sai lệch so với hồ sơ pháp lý ban đầu, xử lý TSBĐ của doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật.
  • Điều chỉnh/thay thế Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT phù hợp với thay đổi tại Bộ Luật Hình sự và Bộ Luật Tố tụng hình sự (BLHS năm 1985 và BLTTHS năm 1988 đã hết hiệu lực thi hành và được thay thế bởi văn bản khác).
  • Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 16/2014/ TTLT-BTP-BTNMT-NHNN theo hướng mở rộng phạm vi hướng dẫn, tôn trọng thỏa thuận của các bên trong giao dịch bảo đảm tiền vay, xây dựng cơ chế xử lý tài sản bảo đảm rút gọn, bảo vệ quyền chủ động xử lý của TCTD.
  • Ngoài ra, Chí́nh phủ cần chỉ đạo đẩy nhanh tái cơ cấu DNNN và tái cơ cấu đầu tư công. Đây là các điều kiện song hành để thực hiện thành công tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu.
- Hoàn thiện khung pháp lý hoạt động mua bán nợ tập trung

Khung pháp lý cho hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam hiện đã có nhưng thiếu tí́nh đồng bộ. Vì vậy, để đảm bảo tí́nh thống nhất trong điều chỉnh hoạt động này, văn bản điều chỉnh thị trường mua bán nợ cần ban hành theo hình thức Luật về hoạt động mua bán nợ. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, để đảm bảo kịp thời có quy định điều chỉnh thị trường có thể nghiên cứu ban hành Nghị định về mua bán nợ. Nghị định này cần có những đặc điểm cơ bản sau đây:

(*) Về đối tượng và phạm vi điều chỉnh
  • Về đối tượng điều chỉnh: ngoài các chủ thể chí́nh thức đã tham gia thị trường mua bán nợ (như: VAMC, DATC, các AMC, các TCTD), Nghị định cần bổ sung thêm tất cả các chủ thể khác khi tham gia thị trường như các tổ chức, cá nhân có tham gia giao dịch mua, bán nợ; các chủ thể khác (theo pháp luật dân sự) có nhu cầu tham gia mua bán nợ. Tuy nhiên, theo Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung năm 2014 mua bán nợ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng Thông tư 09/2015/ TT-NHNN cho phép các Tổ chức, cá nhân không kinh doanh dịch vụ mua bán nợ được phép mua nợ. Vì vậy, cần có nghiên cứu thêm về pháp lý liên quan đến vấn đề này.
  • Về phạm vi điều chỉnh: Nghị định cần điều chỉnh tất cả các quan hệ mua bán nợ và điều chỉnh các hoạt động liên quan đến mua bán nợ: môi giới mua bán nợ, sàn giao dịch, đăng ký mua bán nợ...
(**) Về hàng hoá trên thị trường mua bán nợ

Nghị định cần có các quy định hoàn thiện hàng hóa (nợ), hoàn thiện TSBĐ trên thị trường, trong đó quan trọng nhất gồm:
  • Đối với khoản nợ: Các cơ chế xác định chuyển giao nợ khi bên nợ, bên bán nợ thay đổi hình thức sở hữu, thay đổi chủ sở hữu.
  • Đối với tài sản bảo đảm: Cơ chế hoàn thiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản; hoàn thiện thủ tục pháp lý của dự án đầu tư, dự án bất động sản.
  • Đối với việc bán đấu giá tài sản: Cần có thêm các cơ chế đặc thù để hoàn thiện hồ sơ pháp lý và xử lý tài sản bảo đảm, nợ xấu là phù hợp và cần thiết.
Ngoài quy định chung về việc chuyển nhượng quyền theo Bộ Luật Dân sự, đa số các khoản nợ hiện nay đều chưa quy định rõ/thỏa thuận về quyền được bán/chuyển nhượng khoản nợ. Cần có quy định pháp luật hợp thức việc này để thúc đẩy và làm cơ sở pháp lý cho giao dịch (quy định rõ ràng hơn về quyền của chủ nợ).

Nghị định cần có cơ chế phân tách giữa nợ tốt và nợ xấu để có cơ chế đặc thù, thúc đẩy tí́nh thanh khoản của thị trường, hạn chế các giao dịch không minh bạch.

Để thúc đẩy việc bán nợ, cần làm rõ cơ chế trách nhiệm (đặc biệt đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước) khi bán nợ với giá trị thấp hơn giá trị sổ sách.

(***) Về phương thức mua, bán nợ

Để tạo tí́nh linh hoạt cho việc xử lý, tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể thỏa thuận mua bán khoản nợ, Nghị định cần quy định đa dạng các phương thức giao dịch trong mua bán nợ: mua bán nợ có truy đòi, mua bán nợ theo lô…

(****) Về thông tin giao dịch và sàn giao dịch mua bán nợ

Cần thiết phải xây dựng cơ chế đăng ký, cung cấp thông tin để đảm bảo bên nợ cũng có phương thức chí́nh thức để xác định tình trạng nợ của họ, hạn chế các tranh chấp phát sinh. Bên cạnh đó, việc quy định về sàn giao dịch mua bán nợ là cần thiết để tạo cơ sở kết nối các bên tham gia thị trường, tăng cường thông tin của thị trường.

Tuy nhiên, thông tin về khách hàng vay là thông tin thuộc danh mục thông tin hạn chế tiếp cận, vì vậy, cần có các quy định cụ thể về các nghĩa vụ trong hoạt động của các sàn giao dịch mua bán nợ, trong đó có nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng, bảo mật thông tin khoản nợ.

Hình thành cơ chế vận hành và hoạt động của thị trường mua bán nợ tập trung
Trên cơ sở phân tí́ch về mô hình thị trường mua bán nợ các nước và thực trạng tại Việt Nam, thị trường mua bán nợ tại Việt Nam phải là thị trường mua bán nợ thống nhất trong đó hoạt động mua bán nợ giữa các ngân hàng với nhau và với doanh nghiệp được thực hiện cùng trong một nền tảng. Theo đó, các đặc điểm chí́nh của thị trường như sau:
  • Các thành phần tham gia thị trường: Thị trường mua bán nợ mục tiêu có sự tham gia bình đẳng với vai trò như nhau của các NHTM trong và ngoài nước, các AMC, VAMC, DATC, các quỹ, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chí́nh phi ngân hàng, và các tổ chức cá nhân khác. Ngoài ra thị trường cần có thêm các thành phần hỗ trợ, cung cấp dịch vụ để thị trường mua bán nợ vận hành như: công ty cung cấp dịch vụ định giá, đơn vị thực hiện bảo lãnh, và trong điều kiện hoạt động chứng khoán hoá được thực hiện, thị trường sẽ cần thêm các đơn vị thực hiện chứng khoán hoá khoản vay...
  • Cách thức tổ chức thị trường: Giống như thị trường Mỹ, thị trường mua bán nợ mục tiêu của Việt Nam cần được tổ chức tập trung dưới dạng một sàn giao dịch trực tuyến. Sàn giao dịch này là nơi tập trung thông tin, thực hiện giao dịch mua bán các khoản nợ và cả công tác thống kê thị trường. Sàn giao dịch được thực hiện trên nền tảng công nghệ hiện đại giống như sàn giao dịch chứng khoán.
  • Cơ quan quản lý hoạt động thị trường: Hiện nay hoạt động mua bán nợ do Bộ Tài chí́nh hoặc NHNN quản lý và ban hành văn bản luật riêng. Do đó để hình thành thị trường tập trung cần tập trung đơn vị quản lý thị trường về 01 đơn vị là NHNN hoặc Bộ Tài chí́nh.
  • Cơ chế hoạt động của thị trường: Các bên tham gia sẽ thực hiện mua bán nợ bằng phương thức giao dịch điện tử thông qua hình thức đấu giá. Việc mua bán được thực hiện thông qua đấu giá công khai và sau khi đấu giá thành công, các bên sẽ thực hiện các thủ tục theo trình tự để chuyển quyền sở hữu khoản vay theo luật định. Để thực hiện cơ chế này, thị trường mua bán nợ mục tiêu cần bổ sung: (i) Cơ chế xác định giá trị khoản nợ; (ii) Phát triển hoạt động chứng khoán hoá; các chí́nh sách giảm chi phí́ giao dịch trên thị trường; (iv) Kiện toàn hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động mua bán nợ, cơ chế xử lý nợ, TSĐB; và (v) cải cách thủ tục hành chí́nh trong hoạt động tố tụng, thi hành án.

Báo in Tạp chí TCDN Tháng 11/2018

Bạn đang đọc bài viết Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cho công tác xử lý nợ xấu thông qua hoạt động mua bán nợ tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận