Mua bán xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp: DATC mở rộng đối tượng tiếp nhận và xử lý nợ

23/10/2018, 09:03

TCDN - Dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đã bổ sung đối tượng DATC tham gia tái cơ cấu gồm: DNNN không thuộc danh mục Nhà nước cần nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa và các công ty trách nhiệm hữu hạn MTV do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ.


Hoạt động của DATC hiện nay bao gồm: Tiếp nhận nợ và tài sản; Mua nợ và tài sản; Xử lý nợ mua, tiếp nhận; Xử lý tài sn mua, tiếp nhn; Tái cơ cu doanh nghip; Hoạt động đầu tư. Về tiếp nhận nợ và tài sản, trong đó đi vi hot đng tiếp nhn theo ch đnh ca Chính ph, Th tướng Chính ph, d tho Ngh đnh hướng dn c th ni dung tiếp nhn các tài sản khác theo nguyên tắc: DATC thực hiện tiếp nhận các tài sản khác của Nhà nước theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục đầu tư, khai thác hoặc xử lý thu hồi vốn cho Nhà nước; Đối tượng, điều kiện tiếp nhận, bàn giao theo phương án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền phê duyệt.

Đi vi xử lý nợ mua, tiếp nhận, dự thảo Nghị định quy định rõ về nợ mua. Theo đó DATC được xóa nợ trong trường hợp khách nợ đã giải thể, phá sản theo quy định của cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, Công ty được phép “Thỏa thuận với khách nợ và các bên có liên quan đ thu n bng tài sn, bao gm c quyn s dng đt, tài sản trên đất, dự án, kể cả dự án bất động sản” vì thực tế các dự án cũng là một hình thái tài sản và quy định này nhằm tạo điều kiện cho DATC nâng cao khả năng thu hồi nợ trong trường hợp khách nợ có khó khăn về tài chính, dòng tiền.

Đi vi n tiếp nhn, theo quy định hiện nay khoản nợ không có khả năng thu hồi đã được DATC theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trên 10 năm, bao gồm cả thời gian doanh nghiệp theo dõi ngoài bảng trước khi chuyển giao cho DATC nếu có, DATC tập hợp hồ sơ, báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định loại trừ, không tiếp tục theo dõi trên sổ sách. Đồng thời, dự thảo Nghị định cũng kế thừa quy định hiện nay, và có điều chỉnh để đảm bảo tính chủ động và gắn trách nhiệm của DATC đối với việc quyết định loại trừ, không tiếp tục theo dõi trên sổ sách các khoản nợ nêu trên theo hướng DATC quyết định loại trừ, không tiếp tục theo dõi trên sổ sách kế toán sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về việc loại trừ, không tiếp tục theo dõi các khoản nợ nêu trên.

Về xử lý tài sản mua, tiếp nhận, Dự thảo bổ sung “Trường hợp DATC tiếp nhận tài sản theo chỉ định để xử lý, thu hồi cho Nhà nước thì được hưởng phí xử lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính trên nguyên tắc bù đắp đủ chi phí xử lý tài sản cộng (+) một phần chi phí quản lý”. Nội dung quy định này nhằm làm rõ cơ chế xử lý và bù đắp một phần chi phí quản lý cho DATC trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo chỉ định.

Về tái cơ cu doanh nghip bổ sung đi tượng tái cơ cu, dự thảo Nghị định quy định 2 nhóm đối tượng DATC tham gia tái cơ cấu thông qua xử lý nợ là: doanh nghiệp cổ phần hóa và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Đi vi doanh nghip c phn hóa, theo quy đnh ti khon 2 Điu 4 Ngh đnh s 126/2017/NĐ-CP, DATC ch tham gia tái cơ cu các DNNN thuộc danh mục Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa, sau khi xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp mà giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản nợ phải trả. Các doanh nghiệp cổ phần hóa còn lại, tức DNNN thuộc danh mục Nhà nước nắm giữ từ 50% tổng số cổ phần trở xuống và các công ty TNHH một thành viên do DNNN nm gi 100% vn điu l, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chuyển sang các hình thức sắp xếp khác.

Nếu DATC chỉ thực hiện tái cơ cấu DNNN thuộc danh mục Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa như quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, số lượng doanh nghiệp được tái cơ cấu sẽ hạn chế và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của DATC. Tại điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Chính phủ giao trách nhiệm cho cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chuyển sang hình thức chuyển đổi khác đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa còn lại trong trường hợp các doanh nghiệp này âm vn ch s hu. Do đó, để tạo điều kiện cho cơ quan đại diện chủ sở hữu có thêm hình thức sắp xếp, phù hợp với điều kiện cụ thể cũng như khả năng phục hồi, phát triển hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho DATC phát huy năng lực xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động, dự thảo Nghị định bổ sung quy định đối tượng DATC tham gia tái cơ cấu gồm: DNNN không thuộc danh mục Nhà nước cần nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa và các TNHH MTV do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc đề nghị DATC tham gia tái cơ cấu để chuyển thành công ty cổ phần trong trường hợp âm vốn chủ sở hữu. DATC xem xét quyết định tham gia tái cơ cấu theo thẩm quyền quy định tại Điều lệ của Công ty trên cơ sở đảm bảo các điều kiện tái cơ cấu theo quy định tại khoản 2 Điều 20.

Về các biện pháp phục hồi doanh nghiệp tái cơ cấu, theo Dự thảo, doanh nghiệp tái cơ cấu có vốn góp của DATC có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và có hiệu quả thì được tổ chức tín dụng đã bán nợ cho DATC tiếp tục xem xét cấp tín dụng theo quy định của pháp luật. Nội dung này nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tái cơ cấu được các tổ chức tín dụng xem xét, cho vay vốn trong điều kiện tình hình tài chính khó khăn, đang trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng quy định một số nguyên tắc đối với hoạt động cung cấp tài chính, bảo lãnh của DATC đối với doanh nghiệp tái cơ cấu có vn góp chi phi ca DATC. C th vic cung cấp tài chính từ nguồn vốn kinh doanh của DATC cần theo các nguyên tắc: Việc cung cấp tài chính phải gắn với phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt; DATC quyết định và chịu trách nhiệm về việc cung cấp tài chính cho doanh nghiệp tái cơ cấu, đảm bảo thu hồi vốn và có hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, không cung cấp tài chính đối với các doanh nghiệp tái cơ cấu đã có kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư của DATC được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đc bit cn gắn với thu hồi nợ hiệu quả. Doanh nghiệp tái cơ cấu không được sử dụng khoản cung cấp tài chính của DATC để trả nợ cho chính DATC.

Đi vi vic bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng, DATC thực hiện bảo lãnh theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, DATC được chuyển nhượng phần vốn góp kèm n phi thu để phù hợp với đc thù của hoạt động mua bán, xử lý nợ, bao gồm hình thức chuyển nợ thành vốn góp tại doanh nghiệp khách nợ. Nội dung này cũng nhất quán với quy định tại khoản 3 Điều 29a Nghị định số 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP), cụ thể: “Chuyển nhượng vốn kèm theo nợ phải thu đối với DNNN có chức năng mua, bán nợ. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện”.
Hương Liên/ Báo in tháng 10-2018
Bạn đang đọc bài viết Mua bán xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp: DATC mở rộng đối tượng tiếp nhận và xử lý nợ tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận