SCIC cần cơ chế phối hợp mua bán nợ với DATC

28/11/2018, 03:55

TCDN - Vướng mắc trong quá trình xử lý công nợ đang khiến tiến độ thoái vốn nhà nước có chiều hướng chậm lại. Việc xây dựng cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và DATC là thực sự cần thiết.

Tiến độ thoái vốn đang có chiều hướng chậm lại

Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chí́nh phủ, giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Trong đó: Năm 2017 thực hiện thoái vốn tại 135 doanh nghiệp; Năm 2018 thực hiện thoái vốn tại 181 doanh nghiệp; Năm 2019 thực hiện thoái vốn tại 62 doanh nghiệp; Năm 2020 thực hiện thoái vốn tại 28 doanh nghiệp.

Lũy kế từ khi thành lập đến 31/12/2017, SCIC đã bán vốn tại 986 doanh nghiệp (trong đó bán hết vốn tại 885 doanh nghiệp, bán một phần vốn tại 82 doanh nghiệp và bán quyền mua tại 19 doanh nghiệp).

Trong 09 tháng đầu năm 2018 (tí́nh đến này 10/9/2018), các doanh nghiệp đã thoái được 3.772 tỷ đồng, thu về 9.140 tỷ đồng, trong đó: SCIC thực hiện thoái vốn tại 08 doanh nghiệp với giá trị 212 tỷ đồng, thu về 2.644 tỷ đồng.

Đại diện SCIC cho biết, tiến độ thoái vốn đang có chiều hướng chậm lại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vướng mắc trong quá trình xử lý công nợ trước khi bán vốn. Theo quy định hiện hành, SCIC phải xử lý công nợ của doanh nghiệp trước khi bán vốn, với doanh nghiệp chưa xử lý xong công nợ SCIC không thể bán vốn. Hầu hết doanh nghiệp SCIC tiếp quản đã có công nợ đang thua lỗ không trả được nợ. Nếu chờ xử lý xong công nợ mới được bán vốn sẽ khó thực hiện.

Như vậy, từ nay đến năm 2020 số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước cần thoái vốn là tương đối lớn. Thế nhưng, tiến độ thoái vốn đang có chiều hướng chậm lại, trong đó, một trong những nguyên nhân chí́nh dẫn đến tình trạng này là do vướng mắc trong quá trình xử lý công nợ trước khi bán vốn.

Đàm phán bán lại các khoản nợ xấu, nợ khó đòi cho DATC

Với tư cách là trụ cột chí́nh đảm đương nhiệm vụ xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, DATC đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Ngoài những doanh nghiệp đã được DATC xử lý nợ tái cơ cấu thành công như Sadico Cần Thơ, Mí́a đường Lam Sơn… Năm 2017, DATC đã hỗ trợ xử lý nợ, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước như trường hợp Công ty thực phẩm Miền Bắc thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Công ty Haprocimex, tiếp cận để đưa ra phương án xử lý đối với Nông trường Sông Hậu và nhiều doanh nghiệp khác.

Qua đó đã góp phần nâng cao năng lực tài chí́nh để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa theo đề án được Chí́nh phủ phê duyệt gắn với việc thu hồi các khoản nợ. Năm 2017, DATC thực hiện tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ tại 38 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa với giá trị tiếp nhận gần 900 tỷ đồng; đã xử lý, thu hồi nợ tại 170 doanh nghiệp với giá trị thu hồi trên 20 tỷ đồng.

Trong hoạt động mua bán nợ, DATC đã mua và xử lý gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tí́n dụng trong nước; trong đó có những hợp đồng với giá trị giao dịch lớn cả nghìn tỷ đồng tại các doanh nghiệp quy mô lớn. Qua đó, DATC đã xử lý nợ, tái cơ cấu tài chí́nh tại 25 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thực hiện chuyển nợ thành vốn góp đầu tư tại 6 doanh nghiệp với giá trị đạt gần 300 tỷ đồng. Ngoài ra, DATC đã thoái vốn thành công tại 7 doanh nghiệp để thu về khoảng 100 tỷ đồng.

Đặc biệt, DATC có lợi thế riêng so với Công ty quản lý tài sản tổ chức tí́n dụng (AMC) khác trong hoạt động mua bán xử lý nợ. Cụ thể, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định số 59/2011/ NĐ-CP ngày 18/07/2011 về Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã khẳng định vai trò và nhiệm vụ của DATC trong việc xử lý nợ hỗ trợ tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa.

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2017/ NĐ-CP, với các doanh nghiệp nhà nước sau khi được xử lý tài chí́nh và xác định lại giá trị doanh nghiệp mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì thực hiện như sau: Đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chí́nh phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với DATC và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại khoản 8 Điều 21 Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp các doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bảo quản, bàn giao khoản nợ và tài sản loại trừ theo quy định cho DATC để xử lý thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước.

Khoản 3 Điều 23 Nghị định 126/2017/NĐ-CP cũng nêu rõ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bảo quản và bàn giao các khoản nợ và tài sản đã loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 14, khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này cho DATC.

Nghị định số 126/2017/NĐ-CP cũng quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phê duyệt phương án mua bán nợ tái cơ cấu trong thời hạn không quá 3 tháng sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của DATC.

Thêm nữa, Thông tư số 69/2018/ TT-BTC hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu DNNN không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP nêu rõ nguyên tắc tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ.

Cụ thể, phương án tái cơ cấu DNNN được thực hiện trên nguyên tắc đồng thuận giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp tái cơ cấu với DATC hoặc các chủ nợ tham gia tái cơ cấu. DATC chỉ quyết định mua nợ sau khi đã thỏa thuận, thống nhất với cơ quan đại diện chủ sở hữu và có kết quả đàm phán mua nợ với các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu. Phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp phải đảm bảo có tí́nh khả thi, có khả năng thu hồi vốn hiệu quả và đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ với giá trị sổ sách khoản nợ để xử lý tài chí́nh, chuyển đổi thành công DNNN sang công ty cổ phần theo quy định.

Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả, Ban chỉ đạo cổ phần hóa/ tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.

Để đẩy nhanh tiến độ thoái vốn, giúp SCIC hoàn thành nhiệm vụ được giao, đại diện SCIC đề xuất cho phép Tổng công ty thiết lập cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và các tổ chức mua bán nợ trên thị trường, điển hình là DATC. Nếu cơ chế này được xây dựng và thực thi, những khoản nợ xấu, nợ khó đòi tại các doanh nghiệp theo lộ trình thoái vốn của SCIC sẽ được xem xét, đàm phán để bán lại cho DATC. Điều này một mặt giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn, kịp thời thu hồi vốn cho Nhà nước, hoàn tất quá trình cổ phần hóa toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Mặt khác với việc tái cơ cấu, chuyển khoản nợ thành vốn góp, DATC trong vai trò cổ đông sẽ hỗ trợ hội đồng quản trị và Ban điều hành doanh nghiệp cải tiến công tác quản trị và tình hình tài chí́nh, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và cổ đông. Nhất là, đối với những doanh nghiệp lâm vào tình trạng giải thể, phá sản, việc tham gia của DATC vào quá trình mua nợ từ SCIC và tái cơ cấu doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp sớm vượt qua khủng hoảng, từng bước ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Báo in Tạp chí TCDN Tháng 11/2018
Bạn đang đọc bài viết SCIC cần cơ chế phối hợp mua bán nợ với DATC tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận