Tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ: Thông tư 57 và 6

28/11/2018, 04:23

TCDN - Việc bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã có quy định cụ thể.

Sau khi Thông tư số 57/2015/ TT-BTC ngày 24/4/2015 được ban hành đã hướng dẫn cụ thể việc bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tuy nhiên trong quá trình thực thi, bên cạnh kết quả đạt được, Thông tư 57/2015/TT-BTC cũng nảy sinh một số bất cập, không còn phù hợp với thực tế hiện nay.

Điển hình như về tiếp nhận tài sản, hiện nay theo quy định tại điểm 3, Điều 6 Thông tư số 57/2015/TT-BTC: “DATC phối hợp với cơ quan có phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp và doanh nghiệp để hoàn tất các thủ tục bàn giao, tiếp nhận trong thời gian tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của doanh nghiệp”. Thực tế cho thấy, việc quy định mốc thời gian “tối đa 15 ngày” là quá gấp cho cả bên giao là doanh nghiệp và bên nhận là DATC. Bởi có những trường hợp, tài sản của doanh nghiệp nằm rải rác ở nhiều vùng, miền hoặc danh mục tài sản có nhiều vật tư hàng hóa, công nợ nên việc thống kê tài sản, kiểm tra hồ sơ nợ trước khi bàn giao hoặc nhận bàn giao có lúc bị kéo dài.

Đề xuất giải pháp, DATC kiến nghị trường hợp doanh nghiệp có tài sản để tại nhiều tỉnh, thành phố hoặc trong danh mục tài sản có nhiều vật tư hàng hóa, hồ sơ công nợ nhiều… dẫn đến việc phân loại nợ, tài sản phức tạp và mất nhiều thời gian doanh nghiệp có công văn gửi Công ty mua bán nợ đề nghị kéo dài thời gian giao nhận nhưng tối đa không quá 45 ngày kể từ ngày có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.

Một bấp cập khác là trong thời gian qua tại một số địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chấp thuận cho doanh nghiệp tự xử lý thông qua thanh lý, nhượng bán tài sản loại trừ không tí́nh vào giá trị doanh nghiệp trước thời điểm bàn giao và không nộp tiền về DATC để nộp ngân sách nhà nước và tự trí́ch nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép doanh nghiệp tự xử lý tài sản không phải nộp về DATC khi cho phép hạch toán thu nhập hoặc treo để xử lý sau là chưa phù hợp với quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP và Thông tư 57/2015/TT-BTC. DATC đã làm việc yêu cầu doanh nghiệp ký biên bản nộp về DATC nhưng doanh nghiệp không ký đồng thời không nộp, hoặc có doanh nghiệp chỉ nộp gốc, không nộp lãi chậm nộp.

Về các trường hợp này, DATC kiến nghị trường hợp đặc biệt doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho xử lý tài sản trước thời điểm bàn giao, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản về Công ty Mua bán nợ và không được trừ chi phí́ xử lý tài sản.

Trong quá trình xử lý tài sản mất mát, thiết hụt, DATC cũng gặp không í́t khó khăn. Cụ thể, đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc được xây dựng lâu năm, kết cấu là nhà cấp 4, nhà tạm, nhà gạch… đã hư hỏng, sụp đổ trước khi doanh nghiệp cổ phần hóa, hoặc tài sản là vật tư hàng hóa thuộc diện kém, mất phẩm chất, doanh nghiệp đã tiến hành hủy bỏ để tránh ô nhiễm môi trường nhưng không cung cấp được hồ sơ, tài liệu thanh lý hủy bỏ do doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi về nhân sự, doanh nghiệp đã có giải trình và cam kết về nội dung giải trình. DATC đã gửi biên bản điều chỉnh giảm trừ danh mục tài sản đã tiếp nhận theo quy định nhưng cơ quan đại diện chủ sở hữu không có ý kiến phản hồi hoặc có ý kiến cho rằng việc này thuộc thẩm quyền của DATC.

DATC kiến nghị nên bổ sung nội dung trong vòng 30 ngày kể từ ngày DATC gửi biên bản điều chỉnh, nếu cơ quan đại diện chủ sở hữu không ký Biên bản, khi đó DATC và doanh nghiệp sẽ đơn phương thực hiện ký Biên bản điều chỉnh để giảm trừ đối với tài sản này và gửi Biên bản điều chỉnh cho cơ quan đại diện chủ sở hữu để báo cáo.

Đối với các doanh nghiệp có tài sản mất thiếu hụt, nợ tiền thu hồi xử lý trước bàn giao đã qua nhiều lần đôn đốc thu hồi, đề nghị bồi thường không được nhưng đến nay doanh nghiệp đã phá sản, giải thể có xác nhận của cơ quan chức năng. DATC kiến nghị cho xử lý xóa, giảm trừ sổ sách không theo dõi đối với những trường hợp này.

Bên cạnh đó là một số bất cập trong thu hồi nợ bằng biện pháp khởi kiện ra tòa án. Cụ thể, thực hiện nhiệm vụ Chí́nh phủ giao, DATC đã sử dụng nhiều biện pháp thu hồi đối với nợ khó đòi loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp nhằm “tận thu” cho ngân sách nhà nước, bao gồm cả biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, hiện nay khi DATC tiến hành khởi kiện doanh nghiệp, khách nợ ra Tòa thì một số Tòa yêu cầu DATC phải nộp các khoản tạm ứng phí́ dân sự sơ thẩm, tạm ứng lệ phí́ Tòa án như các tổ chức, cá nhân khác thì sẽ tiến hành thụ lý vụ án, không chấp thuận xem xét DATC với tư cách là đơn vị thu hồi cho Nhà nước, không thuộc đối tượng phải nộp tạm ứng án phí́ theo quy định. Vì vậy đối với trường hợp phải nộp dự phí́, DATC kiến nghị cho phép đơn vị tạm hạch toán trừ số tiền tạm ứng án phí́, lệ phí́ vào nguồn phải nộp về SCIC đối với trường hợp khởi kiện và thi hành án.

Đối với những trường hợp doanh nghiệp khó khăn, không hợp tác thanh toán, DATC buộc phải khởi kiện ra Tòa án để thu hồi nợ cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, DATC gặp vướng mắc liên quan đến sự khác nhau về lãi suất chậm thi hành án theo phán quyết của Tòa án và lãi suất chậm nộp theo quy định tại Thông tư 57/2015/ TT-BTC. Cụ thể các mức lãi suất được áp dụng là: Theo Bản án của Toàn án số tiền chậm thi hành án được tí́nh lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu. Theo quy định tại Thông tư số 57/2015/TT-BTC chậm nộp trong vòng 3 tháng, doanh nghiệp phải chịu thêm tiền lãi chậm nộp với mức lãi suất 9%. Chậm nộp sau 3 tháng, doanh nghiệp phải chịu mức lãi suất chậm nộp 13,5%.

Nhằm tháo gỡ vướng mắc, DATC kiến nghị do phán quyết của Tòa án mang tí́nh chất quyết định trong việc giải quyết tranh chấp, để đảm bảo thống nhất trong việc áp dụng mức lãi suất chậm nộp, nên bổ sung một số quy định. Cụ thể đối với những khoản nợ được thu hồi bằng biện pháp khởi kiện và đã được Tòa tuyên án từ thời điểm DATC thực hiện tiếp nhận đến thời điểm khởi kiện sẽ áp dụng theo mức lãi suất chậm nộp được quy định tại Thông tư số 57/2015/TT-BTC. Từ thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật và được người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án thì áp dụng mức lãi suất theo phán quyết của Tòa án tại bản án.

Thông tư số 57/2015/TT-BTC được ban hành căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Tuy nhiên hiện Nghị định số 59/2011/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Do đó, việc sớm ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 57/2015/TT-BTC để hướng dẫn các đơn vị thực hiện bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản loại trừ khi chuyển đổi sở hữu DNNN là cần thiết.

Báo in Tạp chí TCDN Tháng 11/2018
Bạn đang đọc bài viết Tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ: Thông tư 57 và 6 tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận